Lược dịch từ Arch Daily, Rainstorm Giới thiệu bài viết đầy thu hút và đầy thông tin từ tác giả cuốn sách “Light Perspective”. Khi nghệ thuật và kiến trúc cùng hoà quyện để lồng ghép nội dung video vào lẫn giới quảng cáo tiếp thị lẫn nghệ thuật kiến trúc
Các máy chiếu công suất mạnh nhưng giá thấp hiện đã mở lối đi cho một dạng nghệ thuật non trẻ ấn tượng mới : 3D Video Mapping, ý nghĩa của việc này là dùng các công trình kiến trúc để làm nền như một màn chiếu. Các nghệ sỹ và nhà nghiên cứu đã bắt đầu phong trào, phát triển một ngôn ngữ hiển thị hình ảnh mới nhằm thể hiện diễn hoạ kiến trúc. Tuy nhiên sau đó, nghành marketing đã làm theo và sử dụng kỹ thuật này nhằm trên các chiến dịch thương hiệu, họ đã dùng những máy chiếu khổ cực lớn phủ toàn bộ hình ảnh lên những toà nhà cao tầng; các nhà hoạt động chính trị cũng bắt đầu tham gia vào câu truyện, chuyển những phát minh ánh sáng chóng tàn thành những cách bắt mắt gây chú ý để chỉ ra những vấn đề của thiết kế đô thị.
Và càng hơn thế nữa các nghệ sỹ đơn lẽ, nhóm, đang phát triển ngôn ngữ hiển thị hình ảnh này cho những buổi/show diễn loại hình kể truyện thành thị ngay sau những lúc quảng cáo.
3D video mapping đã nổi lên như một định dạng đầy nghệ thuật mới. Phần mềm đặc dụng cho phép những người dùng lên kế hoạch về hoạt diễn (animation) và gửi tới một hoặc nhiều máy chiếu công suất cực lớn, bao phủ trùm hình ảnh lên hoặc tạo hiệu ứng 3D biến hoá hình ảnh lên mặt đứng của các công trình.
Với cách này những nghệ sỹ giới thiệu hàng loạt hình ảnh (từ những hình ảnh video trừu tượng (abstract video) cho tới những đoạn video có nội dung hình ảnh biến hoá phức tạp tinh vi) có thể cộng hưởng với những hoa văn bề mặt vật liệu của mặt đứng công trình và hoà quyện với lịch sử của công trình. Khi so sánh với những bảng quảng cáo truyền thông được kiên cố lên những mặt đứng của toà nhà thì việc những hình ảnh chuyển động của video cùng những siêu máy chiếu phủ lên toà nhà đã hoàn toàn tạo ra một định dạng mới.
Theo Thorsten Bauer, người đứng đầu của studio thiết kế Urbanscreen tại Đức, cái sự khác biệt này hoàn toàn thiết yếu: “Cái sự lắp đặt tạm bợ nhằm gây chú ý khi so với cách thể hiện thông thường theo lối cũ…cái cách cũ là khái niệm ứng dụng của thời điểm ban đầu trong sản xuất… mặt đứng của một toà nhà với những lắp đặt kiên cố luôn chịu áp lực và không thể hiện được sự nhận dạng nào cho cái mà nó (nội dung quảng cáo) phản ánh tới.”
Sự lắp đặt của 3D Video mapping đầu tiên hết là ở một sự kiện vào năm 2005 ngay trong thành phố. Đó cũng là lúc lần đầu tiên giá của những máy chiếu với cường độ ánh sáng lớn có thể lên tới 10.000 Ansi-lumen (đơn vị ánh sáng) trở nên phải chăng hơn, tiêu tốn khoảng 20.000 Euro. Những máy chiếu video đương đại cho phép chiếu lên tới 15-30.000 Ansi-lumen và những buổi lắp đặt lớn có thể đòi hỏi lên tới 20 máy chiếu tại buổi diễn. Những nghệ sỹ sớm nhất về lĩnh vực này – như AntiVJ, easyweb.fr và Urbanscreen – đã phải va chạm với rất nhiều những thử thách về mặt kỹ thuật.
Ngày nay những máy quét 3D đã cho phép các nhà thiết kế kiến trúc lưu tư liệu những công trình kiến trúc của họ nhanh hơn và chính xác hơn, và những máy chủ với công nghệ tiên tiến có khả năng điều chỉnh real-time (thời gian thực) và thực hiện những hoạt động của nội dung tương tác. Điều cơ bản của hình ảnh máy tính là được tạo ra bởi những phần mềm máy tính thông thường cho ra các hình ảnh và những đoạn biên tập video. Công trình kiến trúc bản thân như một môi trường nên cần phải có bề mặt chống phản chiếu cực cao cho việc nhìn thấy được dễ dàng khi hình ảnh được chiếu lên. Bởi vì điều đó nên những mặt dựng kính với những hiệu ứng phản chiếu kính, tương tự như bề mặt toàn đen nhưng có độ phản chiếu sẽ làm cho việc thực hiện gần như không thể thu được hình ảnh chiếu như mong đợi.
Những toà nhà kiến trúc đương đại mà thường hay có tổ chức những sự kiện trình diễn nghệ thuật, các nhà quản lý đã bắt đầu cho lắp đặt việc diễn hoạ 3D video mapping trong các ngày hội diễn như “Genius Loci” ở Weimar, buổi chiếu “Mapping Festival” tại Lyon. Với sự gia tăng số lượng của việc thiết lập trình diễn video và những ứng dụng sáng tạo gây nhiều ngạc nhiên về mặt thị giác hình ảnh, các nhà quảng cáo cũng đã thích nghi và ứng dụng nó vào quảng cáo nhận dạng thương hiệu hay những buổi ra mắt sản phẩm. Những hình ảnh hoạt diễn (animation) luôn được sắp xếp tại các sự kiện cực lớn, được hỗ trợ mạnh mẽ với phương án truyền thông qua mạng xã hội, và cố gắng để gây sự chú ý với những khoảnh khắc kinh ngạc cho đến cực điểm của nó thông qua những sản phẩm đang hiển thị.
Theo nhận xét nghệ sỹ Thomas Vaquié, từ studio AntiVJ ở Bỉ, video mapping dường như còn hơn cả một sự nổi bật độc đáo (gimmick). Theo Vaquié, những máy chiếu yêu cầu sự chuyển hoá của môi trường hiện tại: “Phóng chiếu phủ trùm lên một công trình kiến trúc đòi hỏi nhiều thứ phải làm hơn là việc chiếu nội dung vừa vặn kích thước của công trình. Nó giống như ta phải bắt giữ được không gian, kiến trúc, âm thanh và bất cứ thứ gì khác khác nổi bật lên từ công trình trước khi buổi diễn xảy ra. Nó cũng là việc sử dụng những chuyển
Với những máy chiếu của họ ”0 (Omicron)” tại Centennial Hall của Wroclau, Phần Lan, AntiVJ đã gây ra tiếng vang cùng nhiều sự chú ý mãnh mẽ khi tổ chức buổi diễn trong không gian khổng lồ của toà nhà và sự kết hợp giữa khoa học nghệ thuật. AntiVJ biểu diễn đối diện với đám đông khán giả, với những viễn cảnh hình ảnh (vision) của một tương lai viễn tưởng làm liên tưởng tới Metropolis của Fritz Lang và dự án không tưởng của Archigram.
Romain Tardy từ AntiVJ đã cho thấy những đoạn hoạt diễn (animation) trong qui trình xử lý kỹ thuật phát hoạ của anh ta cũng đã thừa hưởng nhiều từ kiến trúc: “Về cái sự lựa chọn mỹ thuật tinh tế, nó đến từ cả hai thế giới – thế giới khoa học viễn tưởng, truyền cảm hứng từ những nghệ sỹ đương đại mà chúng tôi yêu mến như Sol LeWitt, nhưng cũng từ những thiết kế kỹ thuật, những bảng vẽ, cái loại phát hoạ này lúc thông thường không được nhìn nhận như một khía cạnh nghệ thuật. Những gì chiếu lên cái vòm ấy (Centennial Hall là kiến trúc có một vòm cung rất lớn) cũng có thể được nhìn nhận như một vài loại kỹ thuật phát hoạ đang trong quá trình thực hiện, có khi là vẽ chính toà nhà đó.”
Buổi diễn “Box” trình diễn bởi Bot & Dolly cũng tương tự kết nối những công nghệ kỹ thuật tiên tiến với khối lượng khổng lồ đặc tính khoa học viễn tưởng, tương lai, robotic, việc chiếu ánh xạ cùng những kỹ sư phần mềm cho một buổi diễn nghệ thuật. Họ biểu diễn một viễn cảnh với cách thức mới để biến hoá phô diễn không ngừng.
Nhóm nghệ sỹ Đức Urbanscreen cũng đã dựa trên việc diễn hoạ kiến trúc, nhưng những dự án của họ thường có sự tham gia của của các nghệ sỹ diễn viên. Các dự án của họ có thể phân loại thành hai kiểu: việc sắp đặt hoà phối (remix – những buổi diễn nghệ thuật trừu tượng, thuần mỹ thuật chuyển hoá trên công trình – lấy công trình làm vai chính và cũng như một môi trường) và kiểu cụ thể trong không gian diễn như sân khấu ảo (cố định không gian theo công trình, như các sự kiện truyền thông và có kết hợp hoạt động biểu diễn, lúc này công trình làm nền để trình chiếu nội dung video mapping). Kiểu sắp đặt hoà phối thể hiện sự tiết chế phong phú trên những hình dạng, bề mặt vật liệu, chức năng của công trình kiến trúc. Họ kết nối chặt chẽ với những địa điểm cụ thể, như buổi diễn thực hiện ở nhà hát Opera Sydney. Cái cấu trúc vỏ sò nổi tiếng của công trình đã được chuyển hoá thành những cánh buồm năng động và những nội dung trình diễn được chiếu lên công trình, phản ảnh một sứ mệnh đầy nghệ thuật.
Tuy nhiên, ở lần tổ chức thứ hai của Urbanscreen, ngay tại vị trí diễn xuất, như một sân khấu ảo, các diễn viên thực hiện vai trò chủ đạo, đã trình diễn theo phong cách chủ nghĩa siêu thực với loại hình trình diễn kể truyện (urban storytelling). Trong cái buổi diễn “What is up ?” tại thành phố của Eindhoven, khán giả đã cảm thấy hoá thân hoà mình vào vai diễn chính như họ cùng đồng hành với tác giả đi xuyên qua những khoảnh khắc của sự thể hiện loại hình nghệ thuật siêu thực. Cái mặt đứng công trình đã trở nên như một tiết diện sinh động bên trong lẫn bên ngoài – như 2 bề mặt vải của quần áo.
Tại một dự án khác, “Searchlight” Urbanscreen đã tìm kiếm cái phương cách để mà di chuyển những ống ánh đèn sân khấu (cụ thể : light cone, là hiệu ứng ánh đèn trên sân khấu tối khi ánh đèn chiếu sáng xuống vị trí mặt sân khấu, sẽ được nhìn thấy như những ống ánh sáng) và ứng dụng vào như sự tương tác trong loại hình trình diễn kể chuyện, trong khi đó vẫn giữ những nội dung truyền đạt tới những thiết lập cụ thể trong khán phòng. Đây, một sự kết hợp đầy quyến rũ của diễn viên thật và người ảo trong khung cảnh; câu truyện chỉ thể hiện nó từng tí một, nhưng nó vẫn không gián đoạn sự lôi cuốn trong tâm trí của người xem – một viễn cảnh đầy cảm xúc là con đường giữa kiến trúc thật sự và câu truyện ảo (virtual).
Để so sánh những cái việc phối diễn hoá những đoạn hoạt diễn (animation) bởi AntiVJ và Urbanscreen, nó diễn hoạ việc kết nối chặt chẽ tới một công trình kiến trúc cụ thể (biểu diễn trừu tượng bằng hình ảnh) và thường được biểu diễn trong vài ngày, cái kiểu chiếu nội dung (3d video mapping) của công ty khác lại là sự phối diễn ngắn kết hợp nhân vật diễn viên mà đem lại chuyển động không ngừng(biểu diễn sân khấu). Lấy ví dụ, dự án “Minneapolis Art on Wheels” bởi Ali Moeni, hiện tại là một trợ lý giáo sư nghệ thuật tại đại học Carnegie Mellon, đã sử dụng những hệ thống âm thanh đồ sộ và trình chiếu video (3d video mapping) để thu hút cộng đồng và thông qua việc sử dụng những máy phát thanh – trình chiếu di động tự chế (gắn lên xe đạp, xe máy – BIKE), truyền thông tới những nơi công cộng cho nghệ sỹ, sinh viên, và người dân. Momeni tập trung vào vào sự trình diễn sống (live participatory performances); với các hệ thống máy chiếu xách tay tự chế anh ta có thể rất linh hoạt và nhanh chóng di chuyển tới những địa điểm khác nhau, và bắt đầu buổi diễn tương tác ánh sáng của anh ta mà không bao giờ để lại bất cứ một vết tích nào.
Ngược lại với buổi diễn nghệ thuật của Momeni, sứ mệnh của buổi trình diễn “The Illuminator” lại là tập trung vào vấn đề lay chuyển chính trị. Nó đã được thiết kế để giữ cuộc hội thoại vận động trong sự kiện biểu tình Chiếm Phố Wall (Occupy Wall Street) được tồn tại kéo dài, “Để phá tan cái không khí mờ ám của những thông tin trong giới tài chính và để cho mọi người tự tìm thấy 99% cuộc vận động này đang đấu tranh cho điều gì.” chiếc xe tải The Newyork Illuminator đã trang bị với một máy chiếu và hệ thống âm thanh, tham gia vào buổi trình diễn (demonstration) và rồi xuất hiện lúc này lúc kia ở nhiều địa điểm khác nhau, một phong cách rất du kích – như một sự can thiệp vào để cổ động đối thoại chính trị nơi công cộng, như sự kiện ở công viên Zucotti vào năm 2012.
Điểm mạnh đáng chú ý của hành động này từ những nhóm chính trị, đó chính là cái cách mà sử dụng kỹ thuật “mapping” nội dung video lên những công trình toà nhà với mục đích nhằm truyền thông những thông điệp theo cách du kích và cái sứ mệnh xã hội văn hoá, đó lại là cái phương án trình chiếu không làm ảnh hưởng hay gây hư hại bất cứ một công trình nào, nhưng, nó luôn để lại ký ức gây chú ý mạnh mẽ. Với những sự can thiệp đầy năng động, những nền tảng video như Youtube & Vimeo đã trở nên rất quan trọng cho việc lưu trữ và phân phối những hình ảnh và thông điệp của những nhóm chính trị này.
Với những trang thiết bị hiện đại, những nghệ sỹ và nhà hoạt động chính trị không còn phải đối diện với những thử thách khó khăn về mặt kỹ thuật nữa; giờ đây, thử thách chỉ còn là làm sao để thật sự gây chú ý cho khán giả với nội dung thật thuyết phục. Cho việc phát triển thiết kế kiến trúc đô thị, 3D video mapping, với những sự hiện diện hoành tráng của những buổi diễn ngay trong lòng thành phố về đêm, nó đưa ra những cơ hôi để thúc đẩy mạnh mẽ sự nhận diện của xã hội về những vấn đề đáng quan tâm. Theo các nghệ sỹ, như Thorsten Bauer ở Urbanscreen, cái mục tiêu sẽ là: “để có thể tạo ra một cuộc đối thoại vững chắc giữa nghệ thuật truyền thông và nghệ thuật kiến trúc. Nghệ thuật kiến trúc phải lãnh lấy trách nhiệm cho cái sự truyền thông đại chúng lâu dài trên những công trình”
Nội dung ánh sáng, một chủ đề theo tháng trong mục không gian và ánh sáng, được viết bởi Thomas Schielke. Định cư tại Đức, anh là một kiến trúc sư bị mê hoặc bởi thiết kế ánh sáng, hiện đang làm việc cho công ty thiết kế ánh sáng ERCO, đã có nhiều bài viết phát hành và đồng tác giả trong cuốn sách “Light Perspective”. Để biết thêm thông tin có thể truy cập www.arclighting.de hoặc liên kết với anh ta @arcspaces
Theo Arch Daily. Rainstorm Film