The Blog

Kỹ Xảo Đồ Họa Trong ‘Star Wars: Rogue One’

Kỹ Xảo Đồ Họa Trong ‘Star Wars: Rogue One’: ILM đưa chúng ta đến một Thiên hà xa xăm.

Giám đốc sáng tạo kiêm giám sát kỹ xảo của ILM John Knoll – đã được đề cử một giải Oscar cùng với giám sát kỹ xảo Mohen Leo, giám sát diễn hoạt Hal Hickel, và giám sát hiệu ứng đặc biệt Niel Corbould – chia sẻ những thách thức trong việc mang tiếp nối câu chuyện của gia đình Skywalker đến màn ảnh rộng.

Khi Rogue One: A Star Wars Story được tung ra trên màn ảnh vào tháng 12, gần như chắc chắn nó sẽ là một cú hít. Phần trước, Star Wars: The Force Awakens, đã được lập kế hoạch để mang về hơn 2 tỷ USD sau khi ra mắt vào cuối năm 2015, chứng minh một điều rằng các thế hệ nhân vật trong Star Wars (và giờ đây là con cái họ), vẫn còn rất nhiều tham vọng.

Được đạo diễn bởi Gareth Edwards, Rogue One đã mang về hơn 1 tỷ USD trên toàn cầu, và được đề cử hai giải Oscar – kỹ xảo tốt nhất và hòa âm tốt nhất – cùng với bảy đề cử giải thưởng VES và trở thành một chủ đề thảo luận và một tiêu chí cho việc đề cử giải thưởng. Nhóm được đề cử Oscar gồm có giám sát kỹ xảo John Knoll và Mohan Leo, cùng với giám sát diễn hoạt Hal Hickel và giám sát hiệu ứng đặc biệt Neil Corbould.

Sau khi Disney mua lại thương hiệu Star Warts từ George Lucas với giá 4 tỷ USD vào năm 2012, (cùng với Industrial Light & Magics, Skywalker Sound và Lucasfilm), nhà sản xuất kiêm chủ tịch Lucasfilm KathLeen Kennedy đã nhìn thấy một cơ hội khổng lồ để phát triển một dòng phim mới nhỏ hơn, có phần cứng cáp hơn trong vũ trụ của Star Wars, trong khi vẫn tiếp nối hành trình của gia đình Skywalker.

Trong hơn 10 năm, giám đốc sáng tạo kiêm giám sát kỹ xảo của ILM John Knoll đã mang đến ý tưởng về một bộ phim cho chúng ta thấy quân phản loạn đã lập kế hoạch để cướp các thành phố về vùng đất đáng sợ Death Star như thế nào. “Tôi đã biết Kathy được 20 năm,” anh nói, “nhưng chỉ mới có một lần đến phòng của chủ tịch Lucasfilm và trình bày ý tưởng cho câu chuyện. Tôi đã lập một bản kế hoạch dài bảy trang và đến văn phòng trình bày nó với Kathy và Kiri Hart (SVP, Development). Tôi nghĩ ít nhất là tôi đã xong phần đưa ra ý tưởng nên tôi thường không tự hỏi “điều gì sẽ xảy ra.””

Một tuần sau Knoll nhận được một e-mail nói rằng họ đang suy nghĩ nghiêm túc về việc mang ý tưởng của anh vào sản xuất.

Làm việc tại ILM kể từ Star Wars: Episode IV – A New Hope năm 1977, Knoll đã đảm nhận vai trò giám sát kỹ xảo của nhiều phần Star Wars, bao gồm The Phantom Menace, Attack of the Clones và Revenge of the Sith. Trong những năm qua, anh đã được đề cử sáu giải Oscar, thắng một giải với Pirates of the Caribbean: Dead Man’s Chest (2006).

“Ngay từ lúc bắt đầu, Gareth muốn làm một phim chiến tranh như kiểu Saving Private Ryan, Black Hawk Down hay Apocalypse Now,” Knoll kể. “Khi thông báo ý định anh ấy muốn làm một nửa phim sẽ được quay hand-held, điều này có vẻ sẽ rất hấp dẫn trong vũ trụ Star Wars.”

Knoll giúp phát triển nội dung và cũng nắm vị trí điều hành sản xuất của phim, bên cạnh vai trò chính là giám sát kỹ xảo. Anh giải thích rằng ngay khi mạch chính của câu chuyện được phát triển, đội ngũ thiết kế sẽ bắt đầu với trợ lý sản xuất là nhà thiết kế Doug Chiang tại phòng thiết kế của Lucasfilm.Doug Chiang và George Lucas (áo xanh)

“Anh ấy bắt đầu đưa những hình ảnh vào nội dung,” Knoll nói. “Tiện ích vương giả này sẽ trông như thế nào? K-2SO sẽ ra sao? Chúng ta đang dần nhìn thấy Yavin Base rõ ràng hơn, vì thế chúng ta muốn nó sẽ trông ra sao? Có nhiều mảnh ghép nghệ thuật tuyệt vời ở đây. Anh ấy có một nhóm lớn gồm những họa sỹ tài năng và họ nhập cuộc và bắt đầu khai phá.”

Nhiều concept thiết kế tiền kỳ đã được phát triển trong khi kịch bản vẫn còn đang được soạn. “Họ viết ra thứ gì đó và điều đó sẽ khiến nó trông thích mắt hơn,” Knoll nói. “Rồi khi bước vào sản xuất, một giai đoạn sẽ được triển khai để phân tích các cảnh quay và quyết định xem bao nhiêu phần trong chúng sẽ được dựng lên ngoài thực tế,” anh giải thích. “Có nơi nào mà chúng ta có thể quay ít nhất là một phần của cảnh không, và phần nào sẽ xử lý bằng kỹ xảo? Về điểm này đã có nhiều cuộc thảo luận đâu là hướng tiếp cận thích hợp nhất để cho ra những khung cảnh chân thực.”

Các quyết định chủ yếu dựa vào previs, và Knoll giải thích rằng đó là “một bản previs rất hữu ích cho dự án. Từng phần đều được chia ra rành mạch để Gareth có thể truyền tải câu chuyện, và dĩ nhiên, các phòng ban khác cũng dùng nó để thảo luận và lên kế hoạch cho mọi thứ. ‘Chúng ta phải dựng cái này ngoài thực tế… Cái kia có thể làm bằng kỹ xảo. Chúng ta có thể quay cảnh này ở đây. Chỗ đó có thể là một địa điểm quay được.’ Chúng tôi phân tích theo hướng đó để vạch ra một kế hoạch bấm máy.”

Để mở rộng phần previs, Knoll mang công nghệ kỹ xảo thời gian thực (real-time) vào hiện trường, để đạo diễn có thể điều chỉnh cảnh quan xung quanh theo hướng anh ấy muốn đưa vào phim. Những kỹ xảo thời gian thực dùng tạo ra môi trường cho Edwards có thể xem diễn viên diễn ngay trong khung cảnh đó.

Miêu tả quá trình, Knoll nói, “(Solid Angle’s) SolidTrak là công nghệ thời gian thực cho phép chúng tôi có thể quyết định đặt camera ở đâu, sau đó dùng nó để điều hướng phần đồ họa của khung cảnh mà chúng tôi không dựng lên trong thực tế. Nó cho chúng tôi xem trước trên màn hình cảnh quay cuối cùng sẽ trông như thế nào.”

Dĩ nhiên, bộ phim là một tác phẩm về kỹ xảo, hiếm khi có cảnh quay nào mà không phải chỉnh sửa. Các thử thách mà nhóm kỹ xảo phải đối mặt là tạo ra những con tàu vũ trụ, những trận chiến hoành tráng và đa dạng các sinh vật trên máy tính, cũng như là các kỹ xảo hiện trường như hiệu ứng khói lửa và các sinh vật được quay thật.

Đối với Knoll, một trong những cơ hội lớn nhất để sáng tạo chính là mô tả cảnh chiến tranh ở Death Star. “Chúng tôi chưa bao giờ thấy bề mặt hành tinh nổ tung, vậy nên mô tả nó là điều gì đó mới mẻ trong dự án,” Knoll nói. “Nó chỉ từng được miêu tả là vụ nổ với đầy đủ sức mạnh để quét sạch toàn bộ hành tinh ngay lập tức. Làm vụ nổ này nhỏ lại để chỉ gây công phá trên từng vùng là một cơ hội thú vị.”

Có hai cảnh trong phim Death Star khai hỏa – cảnh hành tinh Jedha và hành tinh Scarif. Hai cảnh đó đều được mô tả cả trên không gian lẫn từ mặt đất. “Chúng tôi có các nhân vật chứng kiến vụ nổ ấp đến. Điều đó có nghĩa là sự công phá của nó phải lan tỏa ra thật chậm để thỏa mãn mục đích tăng sự kịch tính. Nếu ban nghĩ về việc ném một nguồn năng lượng khổng lồ vào bề mặt hành tin, cảnh tượng sẽ giống như một vụ thử bomb hạt nhân, vì vậy nó hoàn toàn không có gì bất ngờ đối với một cảnh như vậy, nhưng chúng tôi luôn tìm nhiều cách để làm ra một chút khác biệt.”

“Chúng tôi có ý tưởng là vụ nổ sẽ xuyên sâu xuống lõi của hành tinh, ít nhất là vài dặm, và sau đó là sóng xung kích lan ra từ đó,” Knoll giải thích. “Nó giống như là thả viên đá vào ao nước. Sóng xung kích tỏa ra từ đó sẽ giống như sóng nước nhưng nó là đợt sóng gồm đất và đá.

Giám sát diễn hoạt Hal Hickel chịu trách nhiệm tạo ra những sinh vật kỹ thuật số như android K-2SO, cũng như là trận chiến không gian và các loại phi thuyền, cùng với những con AT-AT và AT-ST (những con robot đi bằng hai chân). Anh giải thích công việc được chia ra cho bốn trụ sở của ILM ở San Francisco, Vancouver, Singapore và London tùy theo yêu cầu sản xuất và khối lượng công việc. “Chúng tôi cố gắng giao cho mỗi studio toàn bộ phân đoạn nhiều nhất có thể, anh nói. “Như vậy, tôi sẽ phân phối công việc phù hợp cho các animator (dựa vào năng lực của họ).”

Video dài 15 phút nói về phía sau hậu trường

Nhưng từ góc độ diễn hoạt, có thể thử thách lớn nhát chính là tạo ra những con người kỹ thuật số.

Diễn viên Peter Crushing, người vào vai Grand Moff Tarkin, Chỉ huy của Death Star trong phiên bản năm 1977, đã qua đời vào năm 1994. Nhưng Tarkin đóng vai trò chủ chốt trong phim với nhiều phân cảnh và tương tác với các nhân vật khác. Diễn viên người Anh Guy Henry đã vào vai Tarkin, và motion capture được dùng để thay mặt anh ta bằng khuôn mặt kỹ thuật số của Peter Cushing.

Thêm vào đó, Công chúa Leia cũng lộ diện một chút ở cuối phim, được thủ vai bởi nữ diễn viên người Na Uy Ingvild Deila với những kỹ thuật motion capture tương tự. Carrie Fisher chỉ 21 tuổi khi cô lần đầu vào vai Leia trong Star Wars.

Hickel cho biết người kỹ thuật số đòi hỏi một nhóm họa sỹ kỹ xảo chuyên biệt chỉ tập trung vào những cảnh đó. “Chúng đòi hỏi một sự hiểu biết sâu về nhân vật, về Rig nhân vật, và những phần kỹ thuật về chúng, gồm cả cách xử lý motion capture khuôn mặt,” anh nói.

“Tổng thể thì nhân vật kỹ thuật số là khó,” anh nói. “Nhưng khi nó là nhân vật phỏng theo một người mà ai cũng biết, ai cũng quen thuộc, thì còn khó hơn rất nhiều. Nếu bạn làm một người kỹ thuật số mà chưa ai từng thấy thì mục tiêu chỉ cần giống người, nhưng khi nó là một nhân vật quen thuộc, cả hai phải thật giống nhau. Đôi khi chúng làm bạn đi chệch hướng.”

Theo Hickel, việc Lighting cho Tarkin kỹ thuật số là một thách thức khổng lồ bởi phong cách Lighting trong Rogue One khác hoàn toàn so với phiên bản năm 1977. “Ví dụ, trong một số cảnh đầu tiên, chúng tôi đã phải chật vật,” anh nói. “Nó giống người thật, nhưng không giống với Tarkin mà chúng tôi mong đợi, và vì vậy chúng tôi đã thử điều chỉnh ánh sáng. Chúng tôi bắt chước ánh sáng trong một cảnh của phần A New Hope và rất hài lòng khi thấy sự khác biệt trông thật kịch tính.”

“Với người kỹ thuật số, phần đau đầu chính là có cả một vũng lầy ý kiến mà bạn phải tiếp nhận, và bạn phải nhận ra rằng những thứ mà con người nhìn thấy như một vấn đề thật ra chỉ là những phần không rõ ràng của thực tế, khác với thứ thật sự gọi là vấn đề,” anh nói thêm.

Thách thức tất nhiên là không mới. Đó là điều mà các animator và họa sỹ kỹ xảo luôn đối mặt. Con người bẩm sinh có một sự thấu hiểu về cách thức sinh vật hoạt động trong thực tế, và một khả năng nhận ra bất kỳ điểm nào khác thường, ngay cả khi họ không thể giải thích chính xác chỗ nào không đúng.

Các họa sỹ kỹ xảo cũng gặp vấn đề này, và nó có thể rất chủ quan. Hickel nhớ lại rằng đã có vài lần “mọi người nhìn chằm chằm vào một nhân vật và cố chỉ ra chỗ sai, và hỏi ‘chỗ nào chúng ta cần sửa?’ Phân tích ra chỗ nào thật sự không đúng giữa những thứ chỉ là một sự khác biệt trong thực tế là một công việc rất, rất tỉ mỉ. Bạn có thể sẽ nhanh chóng đi vào ngõ cụt khi cố giải quyết một vấn đề mà thật ra nó chẳng phải vấn đề.”

Tất nhiên, không phải hiệu ứng nào cũng là kỹ thuật số. Trong bản Star Wars đầu tiên, thời đó không có máy tính ở Hollywood và mỗi cảnh quay đều được thực hiện bởi camera, tại hiện trường, dùng mô hình thu nhỏ, matte painting và nhiều thủ thuật để tạo ra hiệu ứng. Thực tế là vào năm 1982, bộ phim Tron đã bị loại khỏi Oscar hạng mục kỹ xảo, bởi vì Hội đồng thẩm định khi đó cho rằng dùng máy tính là gian lận.

Giám sát hiệu ứng đặc biệt Neil Corbould chịu trách nhiệm thực hiện các hiệu ứng tại hiện trường, bao gồm các hiệu ứng khói lửa. Trận chiến ở Jedha đòi hỏi quá trình chuẩn bị rất lớn của Corbould và nhóm kỹ xảo của anh, với khoảng 500-600 viên đạn. “Gareth muốn các trận chiến nhìn giống thật một chút, vì vậy nếu đạn bắn vào tường, bạn sẽ thấy tia lửa xanh và bắn xuống đất sẽ là màu vàng cam. Mục tiêu của chúng tôi là các nhân vật sẽ phải giống như họ đang ở giữa trận chiến thật sự, nghĩa là nguy hiểm cũng là thật.”

Đối với Corbould thử thách lớn nhất chính là vụ nổ bên trong của Empire Base ở Scarif. “Khi cấu trúc chính nổ tung, có một cuộc thảo luận về việc nên làm từ ngoài vào, nhưng chúng tôi quyết định làm nó nổ ngay bên trong,” anh nói. “Vì vậy, chúng tôi phải tạo ra một vụ nổ đủ lớn bên trong sân khấu nhưng không làm nổ tung nó. Đây là cái sân khấu mới vừa được xây, nên họ sẽ rất buồn nếu chúng tôi làm hư hại nó.”

Nói chung, mặc dù bộ phim được làm theo phong cách riêng, nó vẫn tiếp nối với phần nguyên bản Star Wars: Episode IV – A New Hope. Và may mắn là thế hệ tiếp theo của câu chuyện không phải đợi quá lâu. Disney có vẻ như đang lên kế hoạch để phát hành một phim mỗi năm. Kế tiếp sẽ là Star Wars: The Las Jedi, theo kế hoạch sẽ ra mắt vào Giáng sinh 2017, tiếp theo sau là một phim chưa được đặt tên để nói riêng về câu chuyện của Han Solo, theo kế hoạch sẽ là tháng Năm năm 2018.

Tác giả: Scott Lehane

Nguồn: www.awn.com

Dịch: Chí Luân từ Rainstorm Film

Biên tập Video: Vĩnh Bảo