Tâm lý học cần thiết cho mọi lĩnh vực trong đời sống. Không chỉ đóng vai tròi quan trọng trong các hoạt động tiếp thị, các lý thuyết tâm lý còn giúp các nhà làm phim 3D kiến trúc thực hiện thành công các dự án lớn.
Một phần quan trọng để trở thành một nhà tiếp thị lớn là phải hiểu được như thế nào ? và tại sao? những người khác thường suy nghĩ và hành động theo cách mà họ làm. Hãy suy nghĩ về nó trong một giây. Làm thế nào bạn có thể tạo ra nội dung hấp dẫn nếu bạn không biết tại sao nó có thể trở nên hấp dẫn đối với khán giả của bạn ngay trong đoạn đầu tiên? Làm thế nào bạn có thể cá nhân hoá nội dung được đúng người nếu bạn không biết những loại nội dung gì mà họ muốn và tại sao họ muốn nó?
Trước khi bạn bắt đầu nhảy vào bản chất các vấn đề của chiến thuật tiếp thị thì tâm lý học thực sự hữu ích để hiểu con người hoạt động như thế nào? Đó là những gì cơ bản nhất lĩnh vực này đã cố gắng để giải thích. Nếu nắm được một số nguyên tắc quan trọng trong tâm lý có thể đưa nội dung của bạn từ tốt đến tuyệt vời vì nó định hướng nội dung của bạn đến đúng đối tượng đã được xác định.
Lợi ích cho bạn : Nếu bạn hiểu được những nguyên tắc sau đây và kết hợp chúng một cách khéo léo trong chiến lược tiếp thị của bạn, bạn sẽ chuyển đổi được nhiều khách truy cập trở thành khách hàng tiềm năng và từ khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng.
Rất nhiều khái niệm tâm lý có thể được sử dụng trên nhiều khía cạnh trong chiến lược tiếp thị của bạn nhưng chúng tôi chỉ cung cấp một ví dụ cho mỗi khái niệm tâm lý. Có thể những ví dụ này không phải là phổ quát. Chúng ta muốn nắm bắt tâm lý của tất cả những người bên ngoài phải không? Nếu bạn có suy nghĩ đó, hãy bắt đầu cùng chúng tôi.
9 khái niệm tâm lý cơ bản có thể dùng trong chiến lược tiếp thị của bạn.
1. Có đi có lại:
Được giới thiệu trong cuốn sách Influence: The Psychology of Persuasion của Tiến sĩ Robert Cialdini, khái niệm “có đi có lại” được giải thích rất đơn giản : Nếu có ai đó làm điều gì cho bạn, tự nhiên bạn sẽ muốn làm điều gì đó cho họ. Nhưng bạn nên nhớ, đây không phải là một sự hối lộ. Nếu bạn có thể hành động một cách chân thành thì người khác tự nhiên sẽ muốn giúp bạn.
Khi nào có thể sử dụng khái niệm này trong chiến lược tiếp thị của bạn?
Cho đi một cái gì đó – miễn phí – có thể giúp xây dựng một cộng đồng hoặc nhóm khách hàng trung thành. Bạn không phải bọc thứ cho đi trong một lớp vỏ đẹp đẽ, nó có thể là bất cứ thứ gì chân thật: Từ một chiếc áo có thương hiệu đến một ebook độc quyền, một màn hình máy tính để bàn độc đáo hay quyết định của bạn trước một vấn đề khó khăn. Thậm chí, nó đơn giản chỉ là một ghi chú viết tay cũng có thế giúp bạn tiến thêm một bước dài trong việc xây dựng nguyên tắc “có đi có lại”. Bởi vì nếu công chúng hài lòng với những món quà nhỏ của bạn, bạn sẽ bước gần hơn đến việc thiết lập một mối quan hệ vững chắc , chân thành với những người truy cập, khách hàng tiềm năng và khách hàng.
2. Cam kết:
Một nguyên tắc khác được phát triển bởi Cialdini là “cam kết” . Đây là một cách để khẳng định rằng: Tất cả mọi người đều không thích phá vỡ lời hứa của họ. Nếu ai đó cam kết một điều gì cho dù chỉ là một bữa ăn trưa hoặc đăng ký sản phẩm của bạn, họ cảm thấy như họ đang thực hiện một nghĩa vụ đối với bạn. Một khi họ thực hiện cam kết đó với bạn nghĩa là cơ hội để sản phẩm của người khác thế chân là không có.
Khi nào có thể sử dụng khái niệm này trong chiến lược tiếp thị của bạn?
Đây là một cách tuyệt vời để chống lại sự giận dữ của khách hàng. Mặc dù bạn không bao giờ nên ngừng cố gắng làm hài lòng khách hàng của bạn (nguyên tắc # 1). Điều quan trọng hơn cần lưu ý đó là giá trị cam kết càng được thực hiện trong thời gian dài thì độ trung thành của khách hàng càng tăng. Hãy suy nghĩ về cơ cấu giá của bạn? Bạn có thể để giá thấp cho những khách hàng đã đăng kí trong 12 thay vì chỉ 1 tháng? Nếu bạn đã nhận được cam kết của khách hàng thì để thực hiện cam kết của mình bạn phải cung cấp sản phẩm và dịch vụ khách hàng tuyệt vời nhất và có thể ngay cả khách hàng cũng là một nội dung cụ thể .
3. Thẩm quyền:
Một nguyên tắc khác trong cuốn sách Cialdini chỉ ra rằng: Điều tự nhiên là hầu hết mọi người đều tuân theo người có thẩm quyền. Khi chúng ta xem một người nào đó là có thẩm quyền, chúng ta sẽ tin tưởng ý kiến và đề xuất của họ hơn, đơn giản chỉ vì chúng ta nghĩ rằng người đó là đáng tin cậy.
Khi nào có thể dùng khái niệm này trong chiến lược tiếp thị của bạn?
Đưa người có thẩm quyền vào nội dung của bạn bằng cách làm nổi bật các đặc điểm về họ bên cạnh thông tin tác giả của các bài đăng trên blog, sách điện tử, sách trắng hoặc video. Bằng cách này, công chúng của bạn có thể nhìn thấy các nhà tiếp của họ thật sự thông minh và tuyệt vời như thế nào. Đây có thể là một bước đi đúng hướng nếu bạn đang cố gắng thiết lập Thought Leadership ( lãnh đạo bằng suy nghĩ) trong thương hiệu.
4. Bằng chứng xã hội- Social Proof:
Chúng tôi đã nói về bằng chứng xã hội một vài lần trên blog, nhưng về cơ bản, nó nhắm đến một tình huống mà trong đó bạn tiếp nhận những niềm tin hay cách hành động của một nhóm người mà bạn thích hoặc tin tưởng. Bạn hãy nghĩ đơn giản thế này: Trong một điệu nhảy trung học vụng về – ít người muốn là người đầu tiên lên sàn nhảy, nhưng một khi đã có vài người bước lên sàn nhảy nhảy thì những người còn lại sẽ ngay lập tức muốn nhập cuộc .
Khi nào có thể dùng khái niệm này trong chiến lược tiếp thị của bạn?
Để tận dụng triệt để Social Proof trên các kênh nội dung thì bạn hãy tạo các nút Share và Follow vào những vị trí dễ nhìn. Thực hiện theo các nút trên đó sẽ giúp hiển thị số người theo dõi tài khoản hoặc số lượng người chia sẻ các phần có trong nội dung của bạn. Nếu những con số đó ở trước và trung tâm thì thật sự đã có một vài người chia sẻ bài viết của bạn, những người từng vào xem bài viết của bạn sẽ có rất nhiều khả năng chia sẻ bài viết đó.
5. Thích:
Một lý thuyết tâm lý khác của Cialdini là “thích” có nghĩa là nếu bạn cảm thấy có một tình cảm tích cực đối với một người hoặc công ty , bạn sẽ có nhiều khả năng tương tác với họ hoặc mua hàng của họ dù cho các công ty hoặc người khác có chiến lược tiếp thị thông minh đến thế nào đi nữa. Khi bạn nghĩ rằng họ rất dễ chịu, bạn sẽ muốn được nhìn thấy họ thường xuyên hơn.
Khi nào có thể sử dụng khái niệm điều này trong chiến lược tiếp thị của bạn?
Liking cực kì quan trọng để phát triển thương hiệu. Bạn hãy nhớ rằng, để được “likeable” (yêu thích) không đồng nghĩa với việc bạn cần phải “nice” (chơi đẹp). Bạn có thể làm bất cứ điều gì có thể là thô tục hoặc một loại của bạo lực…nhưng nếu đó là thứ mà công chúng của bạn thích thì bạn có thể tạo được “ linking” mình muốn miễn là độc giả quan tâm và cảm thấy thích nó. Bạn muốn mọi người cảm thấy yêu thích thương hiệu của mình thì bạn phải trải nghiệm điều đó.
Bạn thấy thế nào? Những đoạn phim 3D kiến trúc được sáng tạo nên nhờ kinh nghiệm nắm bắt tâm lý khách hàng của Rainstorm Film. [button url=”http://www.rainstormfilm.com/portfolio” color=”red” type=”download”]Xem Portfolio[/button]
6. Sự khan hiếm:
Bạn đã từng mua vé máy bay và nhìn thấy dòng chữ “chỉ còn 3 ghế ở giá này” chưa? Ồ! Đó chính là khan hiếm ( Đây lại là một khái niệm khác của Cialdini). Nguyên lý này bắt nguồn từ quy luật đơn giản của cung và cầu: Khi cơ hội, nội dung hay sản phẩm càng hiếm thì giá trị của nó càng tăng.
Chú ý: Nếu bạn tận dụng nguyên lý này, từ ngữ là một điều rất quan trọng. Nếu bạn muốn làm theo phương pháp này, bạn cần phải cẩn thận với việc diễn tả nó.
Nếu bạn tiếp cận khái niệm khan hiếm trong trường hợp đã sử dụng hàng tấn sản phẩm hay dịch vụ nhưng nhu cầu của công chúng chi dừng lại ở một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, mọi người sẽ rất dễ tiếp thu. Mặt khác, nếu bạn tiếp cận nó từ góc độ là chỉ có một vài sản phẩm thì ngay lập tức nguyên tắc sẽ không có hiệu quả.
Khi nào có thể sử dụng khái niệm này vào chiến lược tiếp thị của bạn:
Đây có thể là một chiến thuật tuyệt vời khi bạn lập kế hoạch cho các sự kiện. Nếu bạn đang tìm cách để tăng doanh số bán vé, bạn có thể gửi một email cá nhân cho những người chưa đăng ký để nhắc họ rằng chỉ có X số vé còn lại vì rất nhiều người đã đăng ký.
7. Ám ảnh gần nhất:
Đã bao giờ bạn nghe nói về một sản phẩm và sau đó bắt đầu thấy nó ở khắp mọi nơi bạn nhìn? Mặc dù điều đó có thể xuất phát từ một vài quảng cáo trực tuyến thông minh. Cảm giác của bạn gọi là “ ám ảnh gần nhất”. Nó bắt đầu xảy ra sau khi bạn bắt gặp một cái gì đó lần đầu tiên và sau đó bạn liên tục thấy nó ở khắp mọi nơi bạn nhìn.
Khi nào có thể dùng khái niệm này trong chiến lược marketing của bạn?
Đây là khái niệm quan trọng bạn nên nhớ khi lập các kế hoạch tiếp thị- bạn cần được hướng để phát triển những nội dung có tính tương tác cao chứ không phải những nội dung rời rạc. Nên nhớ: Bạn không chỉ cần xây dựng nội dung cho công chúng mới mà còn phải củng cố thông điệp của bạn với những công chúng đã từng tiếp nhận các chiến lược tiếp thị trước đó của bạn.
8. Tác dụng của tâm lý học nguyên bản:
Theo khái niệm tâm lý này, con người có khả năng nhớ một ý tưởng chung của nội dung nhiều hơn là những phần chi tiết bạn ban đầu được tạo ra. Ví dụ, mọi người sẽ nhớ cách trình bày chung trong việc tạo blog cho doanh nghiệp hơn là chi tiết về cách viết và biên tập nội dung blog.
Khi nào có thể sử dụng khái niệm này trong chiến lược tiếp thị của bạn?
Trong thế giới của chúng ta ngày hôm nay, con người luôn ở tình trạng khát tiêu đề. Vì vậy, bạn nên cố gắng gói ghém càng nhiều thông tin có liên quan vào tiêu đề của bạn nếu có thể. Thực tế là tiêu đề của bạn sẽ phải đấu tranh để gây sự cho nội dung đằng sau nó trên phương tiện truyền thông xã hội. Do đó, tiêu đề của bạn chỉ là một vài từ nhưng phải tổng hợp được toàn bộ bài viết của bạn. Vì vậy, sử dụng nó một cách khôn ngoan vì nó có thể là tất cả những gì độc giả của bạn nhớ.
9. Phân nhóm:
Con người có một hoảng trống hạn chế trong bộ nhớ ngắn hạn của họ. Trong thực tế, hầu hết mọi người chỉ có thể nhớ bảy mẩu thông tin (cộng hoặc trừ hai mẫu) tại một thời điểm. Để đối mặt với vấn đề đó, hầu hết mọi người có xu hướng tập hợp các mẫu thông tin tương tự vào một nhóm . Ví dụ, nếu bạn có một danh sách các loại tạp hóa, hầu hết mọi người sẽ có xu hướng phân nhóm thành các loại nhất định (sữa, ngũ cốc, thịt, vv) để có thể nhớ tốt hơn những gì liệt kê là trong danh sách.
Khi nào có thể sử dụng khái niệm này trong chiến lược tiếp thị của bạn?
Hãy phân nhóm chủ đề cho công chúng của bạn: Nhóm chủ đề tương tự trong văn bản của bạn lại với nhau . Bên cạnh việc dễ dàng hơn để thoi dõi văn bản thì nội dung của bạn sẽ dễ dàng đi vào tâm trí người đọc. Điều này, thật sự có ý nghĩa khi bạn đang thiết lập một nội dung khá dài.
Đây là những nguyên tắc tâm lý học để bạn sử dụng trong chiến lược tiếp thị mỗi ngày của bạn? Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn bằng cách tạo những bình luận dưới bài viết này.
Làm phim 3D kiến trúc ngoài việc thành thạo các kĩ thuật 3D còn cần nắm bắt tâm lý của khách hàng để tạo ra những sản phẩm thực sự có giá trị thực tiễn. Vì vậy, những khái niệm về tâm lý học trên đã góp phần tạo nên thành công cho nhà làm phim 3D kiến trúc.