Video Giải Thích : 4 MẸO TIẾP THỊ ĐƠN GIẢN CHO VIDEO GIẢI THÍCH
Việc kinh doanh, mua bán hay một video giải thích (explainer video) về doanh nghiệp của bạn… đều đã sẵn sàng và bạn chắc chắn nó sẽ là đòn hay đánh vào thị trường. Vậy nên bắt đầu công việc như thế nào? Một video giải thích chỉ mới là sự khởi đầu…
Để tối đa hóa tác động của một video giải thích mới lên khách hàng tiềm năng, trước tiên bạn cần phải thực hiện việc quảng bá (promote) video giải thích của bạn. Bạn muốn đảm bảo rằng có khách hàng tiềm năng trong thị trường mục tiêu của bạn xem và chia sẻ video giải thích mới này. Đa số đều biết rằng YouTube là một trong những trang web chia sẻ video phổ biến nhất và rất hiệu quả cho kinh doanh hiện nay. Cứ mỗi 60 giây, có 60 giờ video được tải lên YouTube. Thực tế, có hơn 6 tỷ giờ video được xem mỗi tháng trên YouTube, gần 1 giờ cho mỗi người trên thế giới. Vậy làm sao để video giải thích hiệu quả nhất cho việc kinh doanh của bạn?
Có một số lưu ý trước khi xúc tiến quảng bá video giải thích:
- Đầu tiên phải nhắm vào fan hâm mộ và khách hàng trung thành
- Tiếp cận cộng đồng blogger.
- Nhắm vào các cộng đồng thích hợp.
- Trả tiền cho các lượt xem video.
Mẹo đơn giản cho video giải thích của bạn:
1. Quảng bá video giải thích của bạn thông qua website:
Một khi bạn đã tạo ra video giải thích mới của bạn và muốn đẩy nó lên các trang web. Đầu tiên, hãy đăng nó lên YouTube và trên blog cá nhân. Tiếp theo, bạn cũng có thể đăng trên profile Facebook cá nhân hoặc doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, thay vì tập trung làm cho video giải thích của bạn viral đi, bạn hãy làm video giải thích càng lúc càng chất lượng hơn và tải lên các trang web mà khách hàng tiềm năng của bạn đã và đang theo dõi (trang web của bạn, các ứng dụng Google, Facebook Fan Page..). Cuối cùng, hãy sử dụng sự hiện diện của truyền thông xã hội để mọi người biết đến video giải thích và thu hút họ.
Hầu hết các video giải thích, video marketing và các thể loại phim, video được chia sẻ trên các trang web phổ biến: YouTube, NetFlix, hulu, DailyMotion, MetaCafe, Myspace Videos, Yahoo! Screen, Vimeo, Break, TV, Veoh, UStream, Justin.tv, VideoBash, VEVO.
Vậy sử dụng video giải thích trên trang chủ của doanh nghiệp như thế nào? Cố gắng tạo được càng nhiều sự tiếp cận mới cho video giải thích của bạn càng tốt. Trang chủ có thể bao gồm các video giải thích mà nó trực tiếp liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ mà bạn đang cố gắng marketing. Vì vậy, bạn sẽ nhận được một phản hồi tốt hơn từ chính trang đích thông qua các lượt xem. Hãy tạo một nút Share để chia sẻ xã hội video giải thích hay trang web của bạn, để nhiều người ngay lập tức tiếp xúc với video giải thích này, nhờ vậy mọi người có thể tìm hiểu thêm về khả năng kinh doanh và các sản phẩm của bạn.
2. Đặt các nội dung hành động kế bên các video giải thích
Các trang landing video làm tăng sự tương tác tới 80% và theo một nghiên cứu gần đây 21% người xem video sẽ gọi điện thoại hay thực hiện mua hàng sau khi xem video giải thích. Bạn sẽ dễ dàng đưa vào video giải thích “một vài điều” mà bạn mong muốn người xem tin vào những gì bạn muốn họ tin, để kêu gọi họ “hành động gì đó”, có thể là một cuộc gọi hỏi về sản phẩm hay thậm chí là một cuộc mua bán. Đừng để người xem phải suy ngẫm mới có thể tìm ra hành động mà bạn mong muốn họ thực hiện.
3. Thực hiện SEO các video giải thích, video marketing:
Công cụ tìm kiếm tối ưu hóa (SEO – search engine optimization) sẽ cải thiện thứ hạng trang web của bạn và video YouTube trong các công cụ tìm kiếm. Nếu các video giải thích đã có sẵn và đang trong giai đoạn tải lên (upload) trang web của bạn, hãy thực hiện một vài bước căn bản sau để đảm bảo mọi người sẽ muốn xem video giải thích của bạn.
- Tiêu đề: Đây là cái mọi người sẽ tìm thấy đầu tiên khi sử dụng công cụ tìm kiếm. Tiêu đề nên ngắn và gây sự chú ý để khuyến khích họ xem video.
- Mô tả (Description): Đây là một công cụ nữa giúp cho mọi người dể dàng tìm hiểu thêm về khả năng của bạn. Trong bảng mô tả, bạn nên ghi địa chỉ trang web, số điện thoại liên lạc, địa chỉ email và địa chỉ bưu chính của doanh nghiệp.
- URL: Thêm một từ “video” trong URL của bạn sẽ tối ưu hóa nội dung video trong công cụ tìm kiếm dễ dàng trên trang web của bạn.
- Từ khóa chính (Keywords): Bạn nên nhập vào một hoặc nhiều từ khóa khác và nhớ bao gồm các từ khóa này trong phần tiêu đề và mô tả.
- Tags: Từ khóa còn được gọi là thẻ tags có khả năng được lựa chọn bởi khách hàng trong các công cụ tìm kiếm khi họ tìm sản phẩm hay dịch vụ. Không có giới hạn số lượng thẻ sử dụng, thậm chí bạn có thể sử dụng lên đến tổng cộng 500 ký tự. Tách mỗi thẻ bằng một khoảng trắng và đảm bảo mỗi thẻ là một từ hoặc cụm từ duy nhất. Sử dụng thẻ sẽ tăng lượng truy cập nhiều nhất. Nó sẽ hữu ích nếu thêm vào thẻ tên công ty và các thẻ về chủ đề của video, cùng với các thuật ngữ tìm kiếm tiềm năng khác.
- Thumbnail: Sau khi đoạn video giải thích đã được xử lý, bạn cũng có thể chọn một hình ảnh thu nhỏ (thumbnail) mà mọi người sẽ thấy trong kết quả tìm kiếm. YouTube sẽ tự động chọn ba hình ảnh trực tiếp từ các phần khác nhau của video và sau đó bạn có thể chọn một trong số đó để thu hút hầu hết các nhấp chuột cho video của bạn.
Tất cả các yếu tố chính nêu trên sẽ làm tăng cơ hội video của bạn được chú ý và xem bởi một số lượng lớn các khách hàng tiềm năng.
4. Thống kê và đánh giá mức độ thành công của video giải thích, video marketing:
Điều quan trọng không thể thiếu là xem xét số liệu thống kê video marketing thường xuyên để mức độ thành công của nó. Hãy xem xét thử video của bạn được xem nhiều nhất ở đâu trên các trang web chia sẻ video, ví dụ YouTube chẳng hạn. Sử dụng hệ thống đo lường riêng của YouTube là YouTube Analytics để có thể thu được các thống kê. Ngoài ra bạn cũng có thể đo mức độ thành công video của bạn trên trang web thông qua Google Analytics.
YouTube Analytics giúp cho bạn biết được người xem của bạn là ai, nguồn gốc người xem tìm kiếm video của bạn. Bạn cũng có thể nhìn thấy phần nào người xem video của bạn có xem hết video hay không. Ngoài ra YouTube còn có thể đưa ra các biện pháp để các video của bạn được mọi người thưởng thức nhiều nhất và đăng ký vào. YouTube Analytics cũng giúp bạn hiểu làm thế nào người hâm mộ tương tác với video của bạn và cho dù họ thích, không thích và chia sẻ hoặc nhận xét về họ.
Lược dịch bởi Rainstorm Film | Startup Video.