The Blog

ILM và những kỹ xảo phía sau câu truyện điện ảnh bi thảm trong The Deepwater Horizon

ILM – Industry Light & Magic, một trong những tượng đài về đầu tư khoa học kỹ thuật, thẫm mỹ trong các lĩnh vưc hiệu ứng sản xuất phim điện ảnh. Khởi đầu với phim Starwars

hội đồng xét duyệt phim điện ảnh Oscar

Hội đồng chuyên môn xét duyệt phim điện ảnh Oscar

[box]Hội đồng chuyên môn đã gật đầu đề cử phần kỹ xảo của đội ngũ Industrial Light & Magic đứng đầu là giám sát kỹ xảo Craig Hammack với những đóng góp của họ trong tác phẩm của đạo diễn Peter Berg để tái hiện lại sự kiện tràn dầu và nổ giàn khoan thảm khốc tại vịnh Mexico vào năm 2010.[/box]

Bài viết của tác giả: Scott Lehane
Nguồn: www.awn.com
Dịch bởi: Chí Luân từ Rainstorm Film

Sự cố của giàn Deepwater Horizon là một sự cố nổ giàn khoan tại giàn khoan bán tiềm thủy di động Deepwater Horizon của hãng dầu khí BP, được làm thành phim

Sự cố của giàn Deepwater Horizon là một sự cố nổ giàn khoan tại giàn khoan bán tiềm thủy di động Deepwater Horizon của hãng dầu khí BP, được làm thành phim. Xem thêm từ Wikipedia

Đạo diễn của Deepwater Horizon – Peter Berg – được xem như “chú ngựa ô” tại giải Oscar cho hạng mục kỹ xảo năm nay. Trong khi những ứng cử viên khác đều lấy kỹ xảo làm trọng tâm, Deepwater Horizon lại âm thầm đứng sau để hỗ trợ kể lại câu chuyện bi thương.

Trưởng nhóm kỹ xảo Craig Hammack (ILM) nói rằng anh đã “sốc” khi nhận được đề cử. “Bộ phim không được làm truyền thông dữ dội khi ra mắt, vì vậy tôi cảm thấy may mắn khi được là một ứng cử viên và còn may mắn hơn khi tôi nhận được đề cử. Đó là một tin vui khi các ứng cử viên khác đã bắt đầu ít nhiều nói về nó.”

Tất cả hình ảnh thuộc về © 2016 Lions Gate Entertainment Inc. Bảo lưu tất cả quyền.

Dựa trên câu truyện nổ và tràn dầu tại giàn khoan Deepwater Horizon tại vịnh Mexico năm 2010, bộ phim đã thắng hai giải của VES tuần trước – xuất sắc trong tả thực và xuất sắc trong kỹ xảo – và cũng đã được đề cử một giải tại Annie Award.

Trong nhóm được đề cử Oscar lần này của gồm Hammack và đồng nghiệp từ ILM Jason Snell, Jason Billington từ Iloura – Sydney và giám sát kỹ xảo đặc biệt Burt Dalton.

Hammack chia sẻ rằng anh được tham gia vào tháng Ba năm 2015, chỉ bốn hay năm tuần trước khi bấm máy. “Vì thế nó giống như một cuộc đua nước rút. Chúng tôi từng làm việc một thời gian ngắn với Pete Berg. Anh ấy cảm thấy dự án này cần sự có mặt của chúng tôi, và vì vậy tôi được mang về để đảm nhiệm phần kỹ xảo của bộ phim.”

Về tổng thể, bộ phim chỉ có chưa tới 800 cảnh kỹ xảo. “Đây là một bộ phim không phải để khoe kỹ xảo,” Hammack lưu ý. “Bộ phim dựa trên câu truyện có thật, và Peter đã xác định rõ ràng ngay từ đầu rằng nó nói về con người, cuộc thoát thân của họ khỏi giàn khoan và sự anh dũng của họ trong nỗ lực ngăn chặn thảm họa. Kỹ xảo, dù rất cần thiết để thể hiện câu truyện, sẽ không phải thứ được chú ý trong nội dung. Vì vậy mục tiêu với phần kỹ xảo cần rất nhiều toan tính khi chúng tôi thật sự bắt tay vào.”

Nói sâu hơn, trong khoảng 800 cảnh, có khoảng 300 cảnh lấy kỹ xảo là trọng tâm. Những cảnh đó bao gồm các cảnh giàn khoan cháy, những cảnh dưới nước và bên trong hệ thống khoan. Hammack cho biết. “Quy mô công việc thì không hẳn là lớn, nhưng độ phức tạp của nó là một thách thức.”

Hammack nói lúc đầu, họ nghĩ rằng sẽ giàn dựng một cảnh quay trên không tại một giàn khoan tương tự ở vịnh Mexico sẽ dễ dàng hơn. “Nhưng thực tế là ngành công nghiệp dầu khí không thật sự dễ dàng với mục đích của chúng tôi. Vì thế chúng tôi không được sự đồng ý để làm bất cứ việc gì ở đó, đồng nghĩa với chúng tôi phải làm mô hình giàn khoan CG tốt hơn, và biến nó trở thành đạo cụ quan trọng bậc nhất trong suốt bộ phim. Thế nên cơ bản là cái giàn khoan CG phải làm cực kỳ chi tiết. Nó sẽ phục vụ chúng tôi trong suốt quá trình làm phim.”

Lửa cũng là một yếu tố chủ chốt cần làm bằng CG. Nhưng nó khác với kiểu lửa mà các họa sỹ ở ILM thường đối mặt. “Lửa trong phim này phải sống động, điều mà chúng tôi không thường làm,” Hammack chia sẻ. “Chúng tôi có những công cụ tuyệt vời, nhưng thường là chúng để phục vụ cho mục đích làm lửa và cháy nổ – sụp đổ trong khoảnh khắc. Còn đây là một kiểu khác. Nó cần được duy trì bằng nhiều nguồn chất đốt, có khói đen độc hại cuồn cuộn bên trong, với nhiều nguồn vật chất tương hỗ lẫn nhau. Nó phải có cảm giác như một con quái vật đang hoạt động mãnh liệt.”

Theo Hammack, riêng cảnh lửa đã chiếm khoảng nửa giờ trong thời lượng phim, và “để giống thật, chúng tôi phải chỉnh sửa nhiều kiểu trong giai đoạn Lighting và Rendering.” Anh nói đến giám sát hiệu ứng và kỹ thuật Raul Essig đã cho ra đời một nạn cháy lớn rất chân thật.

Trong khi đó, một nhóm tại ILM London dẫn đầu là John Galloway và Mohen Leo nhận trách nhiệm thực hiện những cảnh dưới nước. “Các cảnh dưới nước được nhấn mạnh ngay từ đầu khi chúng tôi bắt đầu thảo luật với Pete và những biên tập về những gì cần để kể lại câu chuyện thảm họa xảy ra thế nào,” Hammack giải thích. “Chúng tôi bắt đầu bằng một ít nghiên cứu, và những gì xảy ra dưới đáy biển khá phức tạp. Có rất nhiều lần thảo luận trong suốt bộ phim, “Chúng tôi phải bày ra bao nhiêu thứ? Có bao nhiêu thứ cần phải được giải thích? Nó có quá mang tính kỹ thuật trong một bộ phim dài hai giờ không?””

Công ty kỹ xảo tại Úc là Iloura đảm nhiệm vai trò thực hiện một số công việc 3D, bao gồm rất nhiều dụng cụ và máy móc, cũng như môi trường xung quanh, thêm khói, bụi, vụn than, và hiệu ứng heat distortion lên các cảnh quay. “Có một số cảnh khoang bùn nổ, vì vậy người ta phải làm thêm các hiệu ứng đặc biệt về bùn (được quay thật), và họ phải làm một số việc để làm sạch phim quay.” Hammack nói.

Đối với những cảnh quay thật và hiệu ứng tại hiện trường, đạo diễn thiết kế trường quay Chris Seagers đã dựng một phiên bản bằng 85% giàn khoan thật tại công viên Six Flag bị bỏ hoang ở New Orleans, LA. Seagers và đội của anh, bao gồm 85 thợ hàn, đã mất tám tháng để dựng lại Deepwater Horizon. Phần giàn chính nặng hơn 1336 tấn, sử dụng hơn 1450 tấn thép. Nó thậm chí còn có bãi đáp mà trực thăng thật có thể hạ cánh. Giám sát kỹ xảo đặc biệt Burt Dalton đã được gọi để đảm nhiệm kỹ thuật cháy nổ tại hiện trường.

“Vấn đề là ở đây có quá nhiều công trình trên giàn khoan để làm cho cháy, để chiếu đủ sáng, và để thể hiện cái gì đứng sau bức tường lửa,” Hammack nói. “Lửa thật đủ lớn để ai cũng hiểu khung cảnh thật sự như thế nào, cũng như là sự hỗn loạn cần thiết, và để các diễn viên đương đầu với thảm họa, và kết quả là chúng tôi đã thay mới nhiều bộ phận của giàn khoan qua các cảnh quay để phục vụ cho việc đốt cháy.”

Quá trình sản xuất cũng dựng nhiều hồ nước để quay những cảnh hành động dưới biển, với một hồ chính nằm dưới giàn khoan chứa khoảng 8 triệu lít nước, mất ba ngày để hoàn thành. “Kích thước của nó khoảng 76.2m X 91.44m X 1.52m,” Hammack mô tả. “Có nhiều ống propane chạy bên trong bể, và chúng sẽ nhả các bóng khí propane lên bề mặt và chiếu sáng mặt nước khi cháy, vì vậy chúng tôi có thể làm được ánh sáng lửa chiếu sáng mặt nước.”

Vì hình thái của sóng biển tương đối khác với sóng trong một hồ bơi hay bể nước, nên rất nhiều diện tích nước đã phải được thay bằng kỹ xảo.

“Nó là một công trình to đáng kế, đến mức toàn cảnh phải có nhiều giấy phép mới được quay, kể cả những phần được thay thế,” Hammack nói. “Nếu không có nó, tôi không nghĩ bạn sẽ có phần diễn xuất tương tự từ các diễn viên, thế nên nó thật sự là một cảnh tuyệt vời để quay.”

Về tổng thể, Hammack chia sẻ rằng “Bộ phim có thể chia ra ba thử thách rõ ràng cho chúng tôi, và rất khó để nói cái nào thách thức hơn. Đầu tiên là giàn dựng lại giàn khoan, và khiến nó đủ thật để khán giả hiểu rằng họ đang lạc lõng giữa hư không, và không nghi ngờ gì nó. Thử thách trong những cảnh dưới nước là thiết kế để thể hiện những phần kỹ thuật, và làm cho chúng mang chất điện ảnh. Nhưng tôi nghĩ thử thách chỷ yếu chính là sự hỗn loạn và sự sụp đổ giàn khoan, và giữ nó tồn tại trong nửa giờ của phim, khi diễn viên theo sát khung cảnh nơi bạn đặt họ vào để đối mặt với ngọn lửa và sự hỗn loạn, đưa khán giả vào trong trải nghiệm đó và không thắc mắc thực tế như thế nào.”

Hammack nói thêm rằng thể loại phim này, khán giả cần được đưa vào hành động và cảm thấy như họ đang ở trong cùng một hoàn cảnh với các diễn viên. “Cách duy nhất để điều đó xảy ra là khi họ không nhận ra được chỗ ghép các cảnh giả vào,” anh nói. “Một khoảng cách sai sót nhỏ cũng ảnh hưởng đến bộ phim chính là thử thách lớn nhất, tất cả chỉ để giữ khán giả sống trong trải nghiệm đó.”

Là một họa sỹ kỹ xảo từng đóng góp vào những phim như Star Wars: Phần II, III và Rogue One, The Chronicles of Narnia: Lion, the Witch and the Wardrobe, Pirates of the Caribbean: Dead Man’s Chest và Star Trek, Hammack nhận ra Deepwater Horizon là một trong những dự án đáng tự hào nhất. “Chúng tôi không thường xuyên có những phim liên quan đến xã hội,” anh nói. “Thường là những công việc mang tính ảo tưởng, bạn thấy đó, những con quái vật, khủng long, hay tàu không gian. Đây giống như là một phần thưởng khi được làm việc trong một bộ phim như vậy. Giống như một câu chuyện cần được kể, và cần được thể hiện cho gia đình những nạn nhân cảm thấy tự hào, điều này tôi nghĩ chính là phần thưởng.”

Và đây là những thông tin thú vị về Deepwater Horizon từ chuyên trang www.fxguide.com

  • ILM giả lập tổng công 27,573 ngọn lửa riêng biệt trong suốt quá trình sản xuất, nhiều hơn bất cứ dự án nào họ từng thực hiện trước đây.
  • 2,408 yếu tố liên quan đến lửa được tạo ra.
  • Bộ phim ngốn 65,064 giờ tính toán (chưa tính thời gian làm việc của họa sỹ).
  • Phim được quay hoàn toàn trên đất liền.
  • Giàn khoan hoàn toàn là CG. Giàn khoan dựng thật đã bị phá hủy sau sau khi nó không chịu nổi các cảnh quay bùn đất, các vụ nổ khí methane, lửa và nước.
  • Giàn khoan thật được dùng cho những cảnh quay cận và những cảnh ghép.
  • Hệ thống đèn hoàn chỉnh sử dụng hơn 300 đèn, mỗi cái có nguồn cấp điện riêng để điều khiển bật tắt từng đèn.
  • Giàn khoan hoàn chỉnh có 34,000 chi tiết và hơn 17 triệu poligon.