Creative Blog
Chúng tôi đã nhìn lại lịch sử của kỹ xão điện ảnh, và phát hiện ra các khung cảnh thế giới tuyệt vời nhất được tạo bởi những họa sỹ thiết kế 3D.
Lịch sử của kỹ xão điện ảnh đã tạo ra các môi trường khung cảnh trong phim điện ảnh thật là kỳ diệu và vô song, trong suốt 35 năm đã có rất nhiều những công nghệ và phát triển không đối thủ đã kiến tạo ra nền kỹ xão điện ảnh ngày hôm nay.
Thật khó nói là chúng ta đã đi bao xa, nhưng để có thể mô tả cái nhìn về những gì đang xảy ra thì nếu bạn đang may mắn sở hữu một chiếc iPhone, thì bạn đã đang sử dụng một công cụ điện tử có khả năng tính toán gấp 500 lần hệ thống đã sử dụng để tạo ra phim Tron của Disney vào năm 1980.
5. Brickburg Và Còn Hơn Thế Nữa (The Lego Movie)
Phim hoạt hình 3D The Lego Movie với thế giới thành phố Brickburg
Điều này có thể gây tranh cãi khi đang nói về đề tài kỹ xão điện ảnh, nhưng phải nói rằng môi trường được tạo bằng thiết kế đồ họa 3D trong bộ phim The Lego Movie mà Animal Logic đã làm, nó làm cho mọi người tưởng rằng đang xem các phim điện ảnh hoạt hình làm bằng Stop Motion chứ không phải là 100% đồ họa máy tính.
Giao diện mô hình 3D nhân vật Lego đang được thiết kế
Thành phố Brickburg trong phim được thiết kế đồ họa 3D
“Chúng tôi muốn tạo ra thứ mà mọi người sẽ bắt buột phải nghĩ rằng cái họ đang xem chính là có thực, bởi vì điều đó mà chúng tôi phải làm rất rất nhiều những thực nghiệm để xem Stop Motion sẽ thật sự ra sao”, Pablo Plaisted, chuyên về điện ảnh Cinematography ở Animal Logic chia sẻ về The Lego Movie.
Thành phố Brickburg nhiều màu sắc và trông như mô hình Stop Motion
Đó gần như là một lớp học của những chuyên gia về xử lý bề mặt phần cứng (hard surface master class), việc tạo những mô hình phần cứng là các khối Lego, nhân vật Lego yêu cầu việc thiết kế 3D phải thật sự nghiêm túc trong môi trường thực nghiệm và phát triển cùng nhiều phòng ban. Lego rất phong phú, bạn có thể tạo ra mọi thứ từ nó. Bản thân nhóm phát triển phải liên tục tạo ra được cách sử dụng các công cụ thiết kế 3D nói cùng một ngôn ngữ với Stop Motion thực sự.
4. Thế Giới Lưới – GRID (Trong – Tron:Legacy)
Hình ảnh trong phim điện ảnh Tron Classic vào năm 1986
Thật là thiếu sót nếu nói về kỹ xão điện ảnh mà lại không nói về Tron 1986 hay còn được biết đến là Tron Classic.
Được sáng tác ra vào khoản 1976, Tron – được dùng chỉ đến nghĩa “điện tử”, là một thương hiệu của Steven Lisberger, một họa sỹ diễn xuất hoạt hình, nhà sản xuất và đạo diễn. Tại thời điểm đó khi thấy sự vô hạn của những video game tại thời điểm này, bản thân ông ta đã tạo ra một ý tưởng mà ở đó có các dũng sỹ trong thế giới vi tính điện tử.
Chân dung Jean Giraud qua thiết kế của những fan hâm mộ
Khi tiến hành sản xuất, bộ phim đã được định trước sẽ tiêu tốn khá nhiều tài nguyên tài chính, nhưng bởi vì tính chất vô song của ý tưởng là chưa bao giờ có gì đã tạo ra tương tự như thế trước đó, Lisberger đã kêu gọi góp vốn đầu tư (thông qua các đơn vị sản xuất của Warner Bros). Nhưng, cũng bởi vì khả năng tài chính yêu cầu vô địch của bộ phim mà cuối cùng bộ phim đã được đầu tư sản xuất bởi Dinsey vào năm 1980.
Sự Nổ Lực Đẩy Lùi Giới Hạn Toàn bộ thiết kế của Tron đã được thiết kế bởi nhà thiết kế quá cố Jean Girauld (hay còn được biết Moebiuous), nhưng thật ra điều kỳ diệu và cố gắng nhất đó chính là tạo ra thế giới số rộng lớn cùng những phương tiện trong đó.
Hình ảnh thiết kế ý tưởng đồ họa của tác giả Jean Giraud
Sử dụng máy vi tính với chỉ có 2Mb bộ nhớ, bộ lưu trữ 330Mb, 4 Studio về tiên phong trong lĩnh vực kỹ xão điện ảnh tại thời điểm đó là Information International, MAGI, Robert Abel và Associates & Digital Effects đã tạo ra những kỷ lục về thiết kế đồ họa 3D tại thời bấy giờ. 13 triệu USD của Disney chỉ đủ để làm được 20 phút phim và lưu trữ bộ nhớ số, nhưng 30 triệu USD cộng dồn đã tạo được kỷ lục cho bộ phim vào 1986.
Trở lại 2010, với sự ra mắt của bộ phim Tron : Legacy. Với gần như không có sự giới hạn trong công cụ kỹ thuật và đầu tư phát triển công nghệ. Disney cùng đạo diễn Joseph Kosinski phát hành bộ phim điện ảnh tráng lệ tiếp theo thập niên 1980. Lúc này thế giới “The Grid” đã trở nên không tưởng dưới bàn tay nhào nặn của studio phát triển kỹ xão điện ảnh Digital Domain và giám xác kỹ xão điện ảnh Eric Barba.
3. Căn Phòng Của Andy Trong Câu Chuyện Đồ Chơi – Toy Story
Hình ảnh thiết kế đồ họa 3D trong phim Toy Story 3 – tổng thể căn phòng của Andy
Không phải nói nhưng Pixar là nơi đã tạo ra rất nhiều những phim bom tấn chấn động cả hành tinh trong lĩnh vực thiết kế đồ họa máy tính 3D. Tuy nhiên bộ phim mà đem lại tên tuổi cho Pixar đó chính là Toy Story.
Tom Porter đã dùng các ngôn ngữ mô tả vật liệu của phần mềm RenderMan, động viên nhóm phát triển ở Pixar, đã tạo ra một mô hình độc nhất chuẩn xác khi phát triển bộ phim. Tất cả vật liệu được mô tả như thật, từ gỗ trên bàn, vết xước trên các phụ kiện, bề mặt phản chiếu của mô hình đồ chơi, các chi tiết tạo ra sự mô phỏng giống thật và không hoàn hảo đã đem lại thành công cho bộ phim hoạt hình 3D và tạo ra rất nhiều thừa kế.
Giao diện thiết kế vật liệu và ánh sáng trong môi trường 3D của Renderman
Tỉ Lệ Không Đối Trọng chưa bộ phim hoạt hình 3D nào đã có sự tham gia diễn xuất lên tới 70 người tương ứng với số lượng nhân vật có trong phim, và hơn 1700 cảnh đã được sản xuất. Hơn 2 năm ròng rã để đội ngũ có thể phát triển đủ các vật liệu, mô hình, thế giới, ánh sáng, lập trình chất liệu.
Tom Porter là người thấu đáo việc này nhất, ông ta giãi bày “nó không phải là điều tích cực duy nhất của bộ phim khi tạo ra từng ấy thứ, bản thân tôi không phải ngừoi thuộc trường phái suy nghĩ tích cực nhưng phải nói tôi tự hào với quá trình sản xuất Toy Story”.
2. Thế Giới Middle Earth (Chuỗi Chúa Tể Những Chiếc Nhẫn)
Viễn cảnh hoành tráng vĩ đại mà Peter Jackson đã tưởng tượng ra, từ trong bộ tiểu thuyết kinh điển dành cho trẻ em để chuyển hoá thành chất liệu điện ảnh đã gần như tạo ra một cú shock cho ngành kỹ xão điện ảnh, và những gì mà vị đạo diễn này đem tới cho công chúng là sự tổng hợp của rất nhiều những kỹ thuật phát triển kỹ xão điện ảnh đương đại (bao gồm cả mô phỏng chuyển động – motion capture, live action – quay phim thật, green screen – phông nền xanh kỹ xão, miniatures – mô hình nhỏ tả thực, giàn dựng kỹ xảo – compositing, matte paintting – vẽ phông nền, và còn nhiều hơn thế nữa).
Hình ảnh trong phim Chúa Tể Những Chiếc Nhẫn với thế giới rộng lớn, nhiều yếu tố kỹ xão điện ảnh
“Bộ phim này giống như là giấc mơ về kỹ xão điện ảnh của một người”, Jim Ryiel chuyên gia về kỹ xão điện ảnh mô tả “Chúng tôi có gần như tất cả mọi thứ ứng dụng kỹ thuật phát triển kỹ xão điện ảnh trong ngành điện ảnh tổ hợp trong bộ phim”.
Hình ảnh pháo đài huyền thoại Mina Tirith với trận chiến kinh điển hoàn toàn làm bằng kỹ xão điện ảnh từ thiết kế đồ họa 3D
Sử dụng ý tưởng thiết kế của Alan Lee và John Howe để làm điểm bắt đầu, hơn 270 họa sỹ thiết kế kỹ xão điện ảnh đã tham gia vào các công đoạn sản xuất để đem lại thế giới đầy sống động cho bộ phim điện ảnh Chúa Tể Những Chiếc Nhẫn.
1.Thế Giới Pandora Trong Bộ Phim Điện Ảnh AVATAR
Quan cảnh khu rừng Pandora về đêm với vạn vật phát sáng
Không có từ ngữ nào có thể mô tả được về môi trường thế giới tự nhiên mà Weta Digital đã tạo ra theo tầm nhìn của đạo diễn James Cameron, tạo ra khu rừng mặt trăng Pandora.
Weta Digital đã chịu trách nhiệm sản xuất kỹ xão điện ảnh, tạo ra 2 giờ phim. Đó là kết quả của gần 2000 cảnh kỹ xão điện ảnh, bao gồm cả những môi trường thiên nhiên rộng lớn của thế giới Pandora.
Hình ảnh khu rừng phản quan với lúc nhúc sinh vật phát ra ánh sáng
Từ những khu rừng phản quang, lúc nhúc những sinh vật phát sáng, rồi đến “The Hallelujah Mountain” (ngọn núi Hallelujah), mà nó trôi nổi trong không gian trên bề mặt của Pandora, đây là một thế giới mà người xem đắm chìm ngay từ khi bắt đầu, thế giới lộng lẫy đã được tạo ra hoàn toàn từ công việc thiết kế 3D trong kỹ xão điện ảnh.
Nó tạo ra tính triết lý, ở trên hành tinh này, vạn vật đều liên kết với nhau thông qua thể sống, chẳng lấy gì ngạc nhiên khi Weta đã phải hiệu chỉnh hệ thống công nghệ Massive (tạo hiệu ứng đám đông), thay vì ứng dụng để tạo ra quần thể đám đông thì lại dùng để tạo ra đời sống thiên nhiên ở Pandora.
Các ngọn núi kỳ diệu Halleluja được tạo ra 100% từ thiết kế đồ họa 3D
“Đó là một sự thú vị bậc nhất, bạn có thể thấy cả một khu rừng bắt đầu mọc lên ở thời gian thực khi dùng giải pháp này, và mọi thứ đều có thể mọc lên khi chỉ cần tô màu lên vị trí địa hình đó.” Chuyên gia về kỹ xão điện ảnh Eric Saindon đã nói với diễn đàn thiết kế đồ họa máy tính CGSociety “Với giải pháp cực kỳ cừ khôi này, những cây to sẽ mọc trước, và những cây nhỏ sẽ chết đi vì những tán cây to đã che mất ánh sáng, những cây nhỏ hơn sẽ chiến đấu cho sự sống còn dưới những vị trí của cây to, những nền đất sẽ phủ xanh nơi nào mà có ánh sáng chiếu vào.”
Những gì đã tạo ra trong thế giới đồ họa kiến tạo lên thế giới Pandora thật sự đã vượt xa mọi sự tưởng tượng và khả năng con người, và bởi vì điều đó nên thế giới Pandora đứng đầu trong các danh sách các thế giới kiến tạo từ thiết kế 3D kỹ xão điện ảnh này.
Rainstorm Film Tổng hợp lược dịch.