The Blog

Cảnh quay sử dụng kỹ xảo điện ảnh mà bạn nghĩ là thật

Bạn không thể lúc nào cũng tin vào mắt mình. Bởi vì, kỹ xảo điện ảnh (VFX) không phải lúc nào cũng ẩn sau những con quái thú khổng lồ, đại dương mênh mông hay rừng rậm huyền bí. Đôi khi, một cảnh quay được thực hiện bằng kỹ xảo điện ảnh tốt nhất là đủ tinh tế để người xem không thể nhìn ra được.

Bạn biết đấy, kỹ xảo điện ảnh (VFX) đã tạo nên một kinh đô Hollywood bất khả chiến bại với những siêu phẩm như Iron –man, Superman, Star war, Titanic, Harry Potter,…Vậy, thứ phép thuật mang tên VFX ẩn sau những nhân vật siêu nhiên và cảnh quay hoành tráng là gì?

Kỹ xảo điện ảnh – VFX là gì?

VFX – viết tắt của Visual Effect ( trong đó F là Eff, X là Ect) nghĩa là kỹ xảo trong điện ảnh/truyền hình/MV/TVC/ game/commercial/…Hiểu một cách nôm na, kỹ xảo điện ảnh – VFX giúp biến những điều không tưởng thành hiện thực trên màn ảnh.  Và một nghệ sĩ làm kỹ xảo điện ảnh thường sẽ làm việc với máy tính để thêm các hiệu ứng đặc biệt vào những cảnh quay đã có. Các cảnh quay này được quay trên phông xanh, sau đó sẽ xoá bỏ đi và thêm vào những chi tiết phù hợp với nội dung kịch bản.

kỹ xảo điện ảnh

Cảnh khu rừng Pandora về đêm với vạn vật phát sáng được tạo nên bởi 3D kỹ xảo điện ảnh

Nhiệm vụ của người làm kỹ xảo điện ảnh là thể hiện được bối cảnh phim và nội dung cần truyền tải thông qua việc tạo ra các hiệu ứng nhằm nâng cao trải nghiệm xem phim của khán giả. Nhờ vậy, chúng ta mới được xem những cảnh quay bắt mắt trong loạt phim bom tấn như Mật mã Da Vinci, Life of Pi, Avatar,…

Cảnh quay bằng kỹ xảo điện ảnh mà bạn nghĩ là thật

Bạn sẽ ngạc nhiên khi xem một số bộ phim thường dựa vào kỹ xảo điện ảnh. Trong khi, kỹ xảo điện ảnh gần như chỉ áp dụng cho những chi tiết nhỏ trong phim thì có một vài bộ phim dựa vào kỹ xảo để xây dựng nhân vật, kiểu phim (hành động, phiêu lưu,hài, kinh dị,…), thậm chí là toàn bộ bối cảnh phim. Vì nếu quay thật sẽ rất tốn kém, khó khăn hay nói đúng hơn là không thể thực hiện được.

Kỹ xảo điện ảnh cũng hỗ trợ rất nhiều cho quá trình làm phim bởi những sai sót trong sản xuất có thể được giải quyết ở giai đoạn hậu kì, mà không phải tiến hành quay lại. Dưới đây là một minh chứng sống động cho luận chứng: Kỹ xảo điện ảnh áp dụng tinh tế cho những chi tiết nhỏ nhất cũng có thể làm nên một bộ phim giá trị.

Chúng ta sẽ bắt đầu với những ví dụ cụ thể về kỹ xảo điện ảnh trong bộ phim Nightcrawlwe – Kẻ săn tin đen sản xuất năm 2014. Theo dõi cảnh hành động cuối phim, bạn sẽ thấy kỹ thuật ghép đã được áp dụng cho mọi thứ từ việc thay đổi màu sắc của đền giao thông đến chuyện thay thế kiểu tóc đuôi ngựa của nhân vật chính Jake Gyllennhaal.

Các bạn có thể vào đây để tìm hiểu kỹ xảo điện ảnh được sử dụng tinh tế vào từng chi tiết rất nhỏ để làm nên một cảnh quay hoành tráng như thế này được thực hiện như thế nào?

Đặc biệt là nghệ thuật cắt bớt phạm vi của từng khung hình trên màn hình để ẩn đi hoặc di chuyển chúng đến những nơi khác được sử dụng rất hoàn hảo trong cảnh quay này. Ngoài ra, cảnh phim này là còn sử dụng hiệu chỉnh màu sắc chọn lọc để loại bỏ bóng và làm sáng những vùng thiếu sáng. Đây là ví dụ hoàn hảo về việc những sai phạm nhỏ trong quá trình làm phim có thể được giải quyết hiệu quả nhờ kỹ xảo điện ảnh.

Có thể nói, kỹ xảo điện ảnh là cách giải quyết thông minh cho nhiều trường hợp, nhưng việc lạm dụng kỹ xảo điện ảnh giống như con dao hai lưỡi bởi nó có thể giết chết sự sáng tạo của chúng ta. Vì vậy, ngay cả những bộ phim bom tấn của Hollywood, khi kỹ xảo điện ảnh được sử dụng một cách tiết kiệm và khiêm tốn vào những chi tiết nhỏ nhất sẽ là một công cụ tuyệt vời và đầy cảm hứng trong việc truyền tải những câu chuyện đời thường nhất tới cuộc sống một cách tinh tế.