Năm 2016, một siêu phẩm khoa học viễn tưởng được trình chiếu với sự tham gia diễn xuất của Chris Bratt (vai Chúa Tể Vũ Trụ trong Guardian of The Galaxy, Jurassic World) kết hợp cùng Jennifer Lawrence (đả nữ trong Hunger Games, mutant nữ Raven / Mystique trong X-man: Appocalypse)
[quote title=”Nội Dung Phim Passengers” scheme=”Cyan”]Phi thuyền vũ trụ chuyên chở hàng nghìn người du hành tới hành tinh thuộc địa xa xôi, có một hỏng hóc đã xảy ra trong khoang ngủ. Kết quả là có hai hành khách thức dây trước 90 năm so với đích đến.[/quote]
Thành công của các bộ phim phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của bộ phận thiết kế, dàn dựng phim trường. Đây là một quá trình không chỉ đòi hỏi sự tỉ mỉ, tính chuyên nghiệp và sáng tạo trong công việc.
Theo chân Nhà Thiết Kế Sản Xuất được đề cử giải Oscar 2017 – Guy Hendrix Dyas, chúng ta cùng tìm hiểu về quá trình thiết kế công phu của toàn bộ cảnh trí, bối cảnh, đạo cụ trong phim điện ảnh khoa học viễn tưởng Passengers
Nhà thiết kế sản xuất (Production designer) Guy Hendrix Dyas đã tạo ra một chuỗi các set (bối cảnh) bên trong tàu không gian Aurora cho phim điện ảnh mới Passengers. Bản thân con tàu chứa ba cánh quay quanh lõi trung tâm. Mỗi cánh phục vụ cho một mảng đời sống khác nhau trên tàu, bao gồm: khoang ngủ đông (Hibernation Bay), hội trường lớn (Grand Concourse) – trung tâm giải trí, và một vùng kho tích lũy cung cấp cho hành tinh mới.
Khi con tàu thực hiện hành trình 120 năm đến hành tinh mới, du khách sẽ ngủ trong khoang ngủ đông. Dyas đã thiết kế những “cây kén” có thể chứa 8 cái kén nối vào một trụ và một vòng sáng UV. Dyas nói: “Nhiều lần tiểu thuyết viễn tưởng mô tả những cơ thể ngâm trong chất lỏng hoặc ống, dĩ nhiên nó cần thiết, nhưng điều cơ bản bị lãng quên, đó là da của chung ta là một bề mặt sống và có trao đổi chất nên cần có ánh sáng mặt trời, hay trong trường hợp này là ánh sáng mặt trời nhân tạo”.
Quầy bar trong Hội trường lớn được trang hoàng theo phong cách Art Deco và chăm nom bởi robot android tên Arthur. Dyas muốn quầy bar như một hộp châu báu quý, tương phản với những không gian riêng biệt khác trên tàu. “Tôi thật sự hòa mình vào kiến trúc Art Deco”.
Khu vực lộng lẫy nhất của con tàu là Vienna Suite. Phòng 2 tầng không gian mở rộng hơn 1,800 feet vuông và một cầu thang đương đại cùng cửa sổ khổng lồ nhìn ra ngoài không gian.
Khoang đài quan sát Zen Garden được thiết kế như một nhà hát. Dyas nói: “Chúng tôi tiếp cận nó như một không gian cộng đồng hơn là một nơi dành riêng cho phi hành đoàn. Có một vườn Zen Nhật Bản ở ngay chính giữa, nơi dành cho việc giải trí và suy ngẫm khi bạn nhìn vào không gian.”
Dyas đã tìm kiếm hồ bơi hoàn hảo ở Atlanta, nơi phim được quay, nhưng không thể tìm được cái đúng ý. Đội thiết kế cuối cùng đã lấy bãi đậu xe của phim trường để tạo một hồ bơi chuẩn Olympic trong hơn 6 tuần.